Trang chủ
Du lịch mùa xuân
Du lịch mùa hạ
Du lịch mùa thu
Du lịch mùa đông
Khách sạn
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Thời tiết
LIÊN KẾT
Văn hóa nhật  
KỸ NGHỆ NHẬT

Từ cuộc canh tân thời Minh Trị Thiên Hoàng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã bắt đầu bước vào hàng ngũ các quốc gia tiên tiến về kỹ nghệ. Nay, Nhật Bản là một cường quốc về kỹ nghệ, họ đứng hàng đầu về mọi lãnh vực, trừ những ngành đặc biệt như chế tạo vũ khí, không gian và hàng không dân dụng cỡ lớn còn thua Hoa Kỳ hay một vài nước Âu Châu.     

 

 Khi nói đến kỹ nghệ Nhật Bản thì vấn đề khá bao la, chúng tôi xin được thu gọn trong một số ngành chính có tính cách đại biểu mà thôi. Điều đáng nói là Nhật Bản thường đi học lại các phát minh của nước khác, nhưng nhờ tính cần cù và cẩn thận, họ cải tiến thêm rồi tung ra thị trường, lấn át cả những nơi gốc xuất phát.      

Năm 1996, Nhật Bản xuất cảng khoảng 43.566 tỷ Yen (363 tỷ MK), sản phẩm công nghiệp chiếm 97%, trong đó công nghiệp nhẹ chiếm 8,6% và công nghiệp nặng chiếm 88,4%.

Sản phẩm của Nhật Bản nói chung đều tốt, nhưng giá đắt. Có hai nguyên do chính khiến giá đắt là tiền nhân công cao (gấp 1,5 Hoa Kỳ) và tiền thuê chỗ cao (gấp 2, 3 lần Hoa Kỳ). Năm 1997, giá đất trung bình một mét vuông ở Tokyo: 426.400 Yen, Osaka: 281.300 Yen, Kanagawa 277.000 Yen, Saitama: 190.000 Yen. Không những sản phẩm mới, mà ngay đồ cũ hay phế thải cũng có giá. Tại nhiều nước nghèo, người dùng thích mua đồ chính gốc Nhật Bản (Made in Japan) dù là cũ vì giá rẻ và có khi bền hơn đồ mới sản xuất tại chỗ, cho dù cũng là nhãn hiệu Nhật Bản.

NGÀNH ĐỒ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ 

Vì đất chật, Nhật Bản đã sớm đặt chiến lược khai thác kỹ nghệ điện tử. Kết quả là các máy như: máy phát thanh, TV, máy quay đĩa, máy quay băng, máy thu băng hình (video camera), máy quay băng hình, nồi cơm điện, đun nước, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy tính, máy điện toán... với các hiệu Sony, NEC, Matsushita (National), Toshiba, Hitachi, Mitsubishi, Victor, Sanyo, Aiwa... tràn ngập thị trường thế giớị Trong số này, Sony nổi tiếng với TV màu, máy thu hình. Hitachi và Matsushita với tủ lạnh, NEC, Hitachi và Toshiba với nồi cơm điện và máy điện toán. Nhật Bản vẫn thua Hoa Kỳ về nhu kiện (software) nhưng khá mạnh về cương kiện (hardware).     

Đồ điện của Nhật nói chung đều đẹp, tiện dụng và bền. Ngày nay họ bị mất thế thượng phong về đồ rẻ rồi, vì đồ Nhật trở thành đồ sang trọng, đắt tiền. Có công ty TV Nhật nay sản xuất 100% ở nước ngoài, rồi nhập ngược về Nhật bán thì mới có thể cạnh tranh về giá cả được. 

NỒI CƠM ĐIỆN

     Nhân nói đến đồ điện, xin được đề cập câu chuyện nồi cơm điện đã được đài NHK số 1 thực hiện thành phim và chiếu ngày 2/3/2001. Ai cũng biết nồi cơm điện ngày nay tiện lợi tới mức nào rồi, nếu bây giờ phải quay lại cách nấu bằng củi thì sẽ thấy ngay vất vả đến đâụ Mà có như thế chúng ta mới hiểu được ước vọng của người sáng chế ra nó là muốn giải phóng phụ nữ khỏi sự cực nhọc trong bếp.            

Gia đình ông Minami (Tam Tịnh) gồm bà vợ là Fumiko (Phong Mỹ Tử) cùng sáu con đã sáng chế ra nồi cơm điện sau bao ngày tháng khổ cực. Ông Minami có một công xưởng chế tạo đồ kim thuộc, gồm 15 nhân viên. Năm 1955, Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Nhật Bản nên rút bớt quân về nước. Công xưởng của ông mất việc làm, sắp phá sản. Trong khi đó, ông thấy những phụ nữ nấu cơm khổ sở quá, muốn chuẩn bị bữa sáng phải dậy từ 5 giờ sáng... nên ông bắt đầu nghiên cứu làm nồi cơm điện cũng là một cách thoát khỏi sạt nghiệp. Nhôm mềm, dễ dát nên ông đã tự chế lấy nồi nhôm. Thực ra có người đã làm nồi cơm điện đầu tiên từ năm 1947, với nồi bằng nhôm và vỏ bằng gỗ ghép (như ghép thùng phuy) với điện trở gắn ở đáy mặt trong nhưng không thành công.

Cái khó của nồi cơm điện là dùng điện trở phát nhiệt, khi cho điện chạy, nồi nhôm sẽ nóng lên và nóng mãi thì cơm sẽ cháỵ Ông bà thử đi thử lại bao nhiêu lần cũng vậy, đến hết cả gạo mà công ty thì sắp phá sản. Họ canh từng phút, đo nhiệt độ trong nồi cơm để theo dõị Mỗi ngày bà Fumiko nấu cả chục lần, có khi phải thức tới 2, 3 giờ sáng. Các con họ cũng nhào vào phụ bố mẹ một taỵ Họ đã thử bằng cách cho lớp nước ở giữa nồi nhôm và vỏ, vì nước chỉ nóng tối đa 100 độ C, nhưng khi nước cạn thì nhiệt độ lại tăng cao.Sau may nhờ có một chuyên viên kỹ thuật của Toshiba chỉ cho nguyên tắc là khi kim thuộc nóng thì nở ra nên có thể ứng dụng làm hở mạch điện. Ông Minami đã nghĩ ra nồi cơm ba lớp, nồi cơm bằng nhôm một lớp và vỏ kim thuộc hai lớp. Khi nước trong nồi sôi ở 100 độ C là mạch điện từ động cúp, công tắc tự động tắt, sau đó để thêm độ 15 phút là cơm chín...   

Cuối năm 1995 , với sự tiếp tay của công ty Toshiba, nồi cơm đầu tiên của Toshiba ra đờị Giá khi đó là 3.000 Yen, tương đương 1/3 lương tháng, nên chưa được hoan nghinh lắm. Nhờ có ông Yamada (Sơn Điền) của Toshiba tích cực trong trong việc quảng cáo, giới thiệụ Ông đã đi khắp nơi trình bày cho thấy tiện ích lớn lao trong việc nấu cơm, kể cả nấu cơm thố (trộn sẵn thức ăn và gia vị), cơm luôn luôn chín đều rất ngon, lại không lo thất bại... nên dần dần được các bà nội trợ hoan nghênh. Hai năm sau, mỗi tháng công ty sản suất 10.000 cái. Ngày nay, hàng chục công ty sản xuất, tổng số đã lên tới 500 triệu cái trên toàn thế giới.   

Chỉ tiếc là nấu nồi cơm điện thì không còn cơm cháy nữa thôi, lớp người lớn tuổi còn lưu luyến cái thời vét nồi mà thèm thì xin chịu vậỵ Ngày nay, nồi cơm điện tử còn tiến xa hơn nữa, có thể giữ cơm nóng cả ngày mà không bị khô, để giờ tự động nấu để vừa chín là ăn ngay, và các nồi tối tân nay nấu cơm chín chỉ mất 20 phút thay vì 30 phút... 

     Hưởng lợi ích ngày hôm nay, có lẽ chúng ta không nên quên ơn gia đình ông Minami, đặc biệt là bà Fumiko đã cố gắng thử nghiệm đến kiệt sức, nên sau này mất sớm năm mới 45 tuổi.

ĐỒNG HỒ QUARTZ           

Xin giới thiệu thêm về đồng hồ Seiko loại con lắc thủy tinh (quartz oscillator) chính xác nhất thế giớị Đồng hồ từ dạng bóng cột, cát, nước... tiến lên cơ khí mỗi ngày phải lên dây, rồi đồng hồ tự đô.ng. Nhưng đồng hồ chỉ thực sự chính xác khi là đồng hồ với con lắc bằng thủy tinh (quartz), có sai số dưới 0,2 giây / 1 ngày. Công lớn ấy thuộc ông Hisao Yamazaki (Sơn Kỳ Cửu Phu) là người sáng lập và những người tiên phong của công ty đồng hồ lừng danh Seiko Epson.                  

Cơ sở của công ty Seiko ở một vùng hẻo lánh ít ai biết tới tên Suwa (Tưu Phỏng) thuộc tỉnh Nagano (Trường Dã). Ông Yamazaki nguyên là nhân viên của công ty kéo sợi tơ tằm bằng taỵ Sau Thế Chiến Thứ 2, công ty này đã bị phá sản vì không cạnh tranh được với tơ sợi hoá học đang lan tràn khắp thị trường.                     

Cùng đường, ông Yamazaki mới nghĩ cách làm sao để biến một làng nghèo nàn thành cơ sở của công ty đồng hồ lừng danh thế giớị Năm 1946, ông đứng ra lập công ty đồng hồ với chỉ 22 nhân viên. Ông khởi sự với bộ đồ nghề thô sơ và tìm cách học hỏi để thăng tiến kỹ thuật.                   

Khi đó là đồng hồ phải lên dây hàng ngày, trung bình sai từ 2 đến 3 phút / 1 ngàỵ Đầu thập niên 60, các công ty lừng danh như Bulova ở Hoa Kỳ, Omega và Rolex ở Thụy Sĩ cho ra những đồng hồ chính xác nổi tiếng. Và ông được biết một đồng hồ dùng con lắc thủy tinh đã có sai số chỉ 0,01 giây/ 1 ngày, nhưng to bằng cái tủ cao 2 mét và ngang rộng mỗi bề khoảng 60 cm. Nguyên lý của đồng hồ (quartz clock) là lợi dụng số chấn động cố hữu của con lắc thủy tinh khi cho dòng điện chạy quạ Điện lưu chấn động có chu kỳ từ vài MHz đến 100 MHz của máy phát chấn được máy giảm chu kỳ rút xuống còn 1 MHz và chuyển tới động cơ điện đồng kỳ để làm chuyển động kim. Nhưng vấn đề là làm sao thu cái khối khổng lồ ấy thành nhỏ xíu như đồng hồ đeo tay!? Ông đã tìm đến các giáo sư Đại Học như ông Okamoto (Cương Bản). Trước nhiệt tình của ông, Giáo Sư Okamato đã nhận lời giúp đỡ về kỹ thuật.          

Năm 1956, công ty đã có 900 nhân viên. Năm 1959, nhóm đầu não công ty ngày đêm nghiên cứu, đã thành công với đồng hồ để bàn dùng con lắc thủy tinh, lớn như cuốn từ điển và nặng 3 kg. Nhưng có lẽ vì ông Yamazaki làm việc quá sức nên bị bệnh và qua đời, khi đó mới 58 tuổi. Các cộng sự của ông như Nagata (Trường Điền), Fujita (Đằng Điền), Sakamoto (Phản Bản)... đã quyết tâm nối chí của ông. Kế tiếp, làm sao để:                        

1- Thu gọn 300 bộ phận vào đồng hồ đeo tay.

2- Thiết kế mạch điện.                    

3- Động cơ điện.                

4- Siêu tiết giảm năng lượng.                       

Cuối cùng, năm công ty Seiko đã thành công khi đưa ra đồng hồ đeo tay dùng "quartz" đầu tiên năm 1969 với sai số 0,2 giây / 1 ngàỵ Ngày nay, hơn 90% đồng hồ trên thế giới dùng nguyên lý "quartz" cho loại đồng hồ dạng tương tự (analog), số tự (digital), loại kim cũng như tinh thể lỏng (liquiq crystal)... và công ty đồng hồ Seiko trở thành bá chủ. Những công ty đồng hồ của Thụy Sĩ nổi tiếng một thời như Omega, Lomgine nay như không còn mấy ai nhắc tới.                      

Ngày 9/6/2003, Sansoken (Sản Tổng Nghiên) ở tỉnh Ibaraki (Tì Thành) công bố đã hoàn thành đồng hồ điện tử chỉ sai có 1 giây trong 2 triệu năm.

MÁY HÌNH VÀ MÁY THU HÌNH HÀNG ĐẦU            

Người Nhật thích chụp hình. Cảnh những đoàn du khách Nhật lúc nào cũng máy hình (camera) hay máy thu hình (video camera) trong tay là hình ảnh khá phổ thông ở khắp nơi. Khi họ ra nước ngoài, đi ăn mà thấy món lạ là đôi khi cũng lôi máy hình ra chụp.

Kỹ thuật máy hình tất nhiên cũng học từ Âu-Mỹ, thế mà ngày nay máy hình Nhật trở thành số một, khiến máy hình Leica của Đức cho tới Kodak của Hoa Kỳ nổi tiếng một thời thành bị lu mờ. Cao cấp thì có Nikon, thông dụng thì có hàng chục công ty như Canon, Minolta, Pentax, Konica, Fuji... và một loạt công ty đồ điện nay cũng nhảy vào như Casio, Rico, Matsushita Panasonic, Sony, Sanyo, Kyocela, Ion... cho tới loại máy hình dùng một lần rồi bỏ như Fuji giá chỉ độ 1.200 Yen (10 Mỹ Kim). Tới tiệm bán máy thì thôi, hoa cả mắt, hàng trăm loại, không còn biết phải chọn loại nàọ Bên phim thì có Fuji và Konica cũng bầy bán khắp nơi.       

Từ những ứng dụng các nguyên lý quang học và cơ học, sau này thêm các ứng dụng điện tử, máy hình cũng như máy thu hình của Nhật hầu như làm bá chủ thế giới.

Khoảng đầu năm 2000, đã có máy sang DVD nổi tiếng của công ty Panasonic (Matsushita, Tùng Hạ). Qua năm 2003, ra thêm máy có hai ổ là băng phát và thu đĩa, nghĩa là có thể chuyển dữ kiện từbăng hình VHS thu từ trước đến nay qua DVD, như vậy việc bảo tồn đỡ tốn chỗ hơn và xứ lý tiện hơn...                     

Từ giữa thập niên 90 là thời của máy hình dạng số (digital camera). Máy hình mà không cần tới phim nữa, các dữ kiện hình được ghi vào bộ nhớ của máy (flash memory) chứa được vài chục cho đến hàng trăm tấm hay bộ nhớ phụ (memory stick hay memory card) như trong máy điện toán, do đó tha hồ bảo tồn, xử lý, gởi cho nhau... nhất là chụp nhiều không lo tốn kém vì có thể nhờ máy điện toán cho vào bộ nhớ riêng rồi xóa sạch bộ nhớ trong máy hình. Ngày nay, với những máy in phun mực màu chỉ giá khoảng 15.000 Yen (hơn 120 Mỹ Kim), người dùng dù không có máy điện toán cũng có thể chụp rồi tự in ra trên một loại giấy láng (tương tự loại dùng rửa hình) thì nhanh chóng, tiện lợi vô cùng, chỉ độ 1, 2 phút là có tấm hình tuyệt đẹp rồi.

Như loạt máy Rico EX đời mới cuối năm 2002, kích thước cực nhỏ có thể bỏ túi áọ Quý bạn có thể tưởng tượng không, chỉ 9 x 5,5 x 1,1 cm, dạng thẻ hay đúng ra chỉ cỡ như một bộ bài cào thôi, chỉ nặng khoảng 100 gam, với độ phân giải từ 1.240.000 ảnh tố (pixel) giá khoảng 20.000 Yen đến EX-S3 với 3.200.000 ảnh tố giá khoảng 36.000 Yen, bộ nhớ của máy (flash memory) chứa được 48 tấm hình. Loại cao cấp EX-S3 có thể cho ra những tấm hình đẹp không thua gì hình chụp bằng máy hình cực tốt. Không những chụp hình tĩnh, còn có thể thu hình động, mỗi lần tối đa 30 giây và tổng cộng được 6 phút 50 giây, máy EX-M1 còn thu được cả âm thanh nữa, tha hồ mà sử dụng và hứng thú. Riêng loại EX-3Z dày 2 cm thì trang bị "zoom quang học" bội suất 3 lần.        

Công ty Panasonic sau đó cũng cho ra máy hình dạng số chỉ dầy 9,9 mm gọi là Dsnap.

Nếu bạn ra tiệm rửa hình thì chỉ việc đưa bộ nhớ phụ (memory stick), bộ nhớ này kích thước 2,4 x 3,2 x 0,1 cm, chỉ nặng độ mươi gam, nhẹ đến độ cho lên cân cân thử mà cân không buồn nhúc nhích. Các tiệm rửa hình nay đều có một máy đặc biệt để khách cho các bộ nhớ phụ vào, tự chọn hình muốn rửa, các hình này sẽ được ghi vào CD Rom rồi từ CD rom cho vào máy in ra hình, giá in hình củng bằng với giá rửa phim cổ điển. Đầu tháng 7/2003, công ty Ion đưa ra thị trường máy hình dạng số tự giá có 9.980 Yen.

DVD CAM CỦA HITACHI VÀ SONY               

Trong mấy năm qua, đã có máy sang DVD, năm 2003, lần đầu tiên công ty Hitachi tung ra thị trường máy thu hình áp dụng phương thức mới, thay vì thu vào băng thì thu vào DVD 8 cm giá 118.000 Yen (1.000 Mỹ Kim). Loại DZ-MV 380 với 1.020.000 ảnh tố và DZ-MV350 với 680.000 ảnh tố. Với dung lượng cực lớn của DVD, thời gian thâu dài từ 30 đến 60 phút. Có thể đưa vào máy điện toán hay đầu máy DVD để xem, xử lý bằng đĩa tất nhiên tiện lợi hơn băng, không sợ bị thu trùng, lại có thể biên soạn ngay trên máy và chuyển gởi cũng nhanh gấp bội... Máy này còn kết hợp "zoom quang học" 10 lần với "zoom dạng số" (digital zoom) thành tới 240 lần. Công ty Sony cũng đã cho ra đời loại máy tương tự.

NGÀNH TRUYỀN THÔNG      

Từ thập niên 50, Nhật Bản bắt đầu chú trọng xây dựng mạng lưới truyền thông. Chính phủ lập ra công ty Nippon Telegraph & Telephone (NTT, năm 2001 có 150.000 nhân viên, là công ty đông nhân viên nhất, tổng tài sản trị giá khoảng 10.700 tỷ Yen = 90 tỷ MK, chỉ thua công ty AT&T của Hoa Kỳ) lo cho quốc nội và Kokusai Denshin & Denwa (KDD) lo cho quốc ngoại.   

Từ cuối thập niên 80, để có sự cạnh tranh, chính phủ bắt đầu bán cổ phần các công ty quốc doanh. Qua thập niên 90 cho lập thêm các công ty quốc nội như Nihon Telecom, Daini Denden, Tokyo Telnet (TTNet) và hai công ty điện thoại quốc tế là International Telecom Japan (ITJ) và (International Digital Communication (IDC). Năm 1998, để cạnh tranh với quốc tế, đã có sự kết hợp giữa các công ty điện thoại quốc nội và quốc tế như: ITJ với Nippon Telecom, KDD với Teleway thành công ty bao luôn quốc nội và quốc tế... Năm 2000, KDD kết hợp DDI và IDO thành KDDI để bao luôn điện thoại cầm tay; trong khi đó, Nippon Telecom kết hợp với công ty điện thoại cầm tay J-Phone. Giá điện thoại địa phương từ trước tới nay của NTT là 3 phút 10 Yen. Từ cuối năm 1997, có thêm công ty Tokyo TelNet (TTNet) tính cước 3 phút 9 Yen, từ tháng 5/2001 có Nippon Telecom và KDDI... tính cước 3 phút 8,8 Yen, nhưng cũng chưa hấp dẫn người dùng lắm.        

Từ năm 2001, Soft Bank là công ty hàng đầu về điện toán ở Nhật đã kết hợp với Yahoo của Hoa Kỳ, chính thức lập hệ thống điện thoại qua Liên Mạng (IP = Internet Phone) mang tên Yahoo BB (Broad Band), tính cước chỉ 7,5 Yen trong 3 phút cho mọi cú gọi trong cũng như ngoài nước. Đây được coi là cuộc cách mạng điện thoại và giá cước trên làm lao đao tất cả mội công ty điện thoại vẫn dùng phương thức cũ. Điều kiện là chỉ cần đăng lục và gắn thêm một bộ tiếp hợp (adapter).           

Số máy điện thoại cầm tay năm 1991 là 870.000 cái, mà năm 2001, tức 10 năm sau đã lên tới 66 triệu cái, vượt trên số điện thoại thường. Năm 2002, lên 76 triệu cái, cứ 5 người thì có 3 người dùng. Dự trù năm 2005, lên 104 triệu cái (cứ 1,25 người Nhật thì có 1 người dùng). Số người dùng Liên Mạng chiếm khoảng 20%, còn ít so với Hoa Kỳ vì cước truy cập còn cao gấp 2, 3 lần (tiền cơ bản 2.900 Yen, gọi địa phương 3 phút 110 Yen, trong số này có 20 triệu máy nối Liên Mạng, dự trù năm 2005, sẽ có khoảng 42 triệu người Nhật dùng Liên Ma.ng.) và một số hạn chế hoạt đô.ng. Hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân PHS (personal handyphone system, năm 1998: tiền cơ bản 2.700 Yen, gọi địa phương 3 phút 40 Yen, tiếp vận từng đoạn ngắn, giá rẻ, giới trẻ Nhật rất ưa chuộng), cũng khoảng 7 triệu cái.

Năm 2002, với 60 triệu điện máy thoại thông thường, tổng cộng Nhật Bản có tới 136 triệu máy điện thoại các loại, trung bình một người Nhật 1,1 cái. Tiền mua một đường dây điện thoại thường khoảng 73.000 Yen (700 MK), quá đắt so với ở Hoa Kỳ chỉ khoảng 50 MK, nên ngày nay người ta có khuynh hướng dùng điện thoại cầm taỵ NTT còn tồn đọng khoảng 5 triệu đường dây, số này hiện khó tiêu thụ, nên NTT đang dự tính xuống giá.

10 năm trước đây, tiền mua số điện thoại cầm tay khoảng 100.000 Yen, tiền gọi cũng đắt gấp bốn, năm lần điện thoại thường, nên chỉ những người giàu hoặc thật cần mới dùng. Nay thì điện thoại cầm tay (trị giá máy khoảng 30.000 đến 40.000 Yen) hầu như được phát không, hãng điện thoại nhắm thu tiền khách gọi hơn là tiền máy hay tiền mua số điện thoạị Các tiệm cung cấp máy mọc lên khắp nơi, ai cũng có thể đăng ký dùng, nên nay có nhiều người dùng điện thoại cầm tay thay cho điện thoại nhà. Năm 1987, máy điện thoại cầm tay đầu tiên ra đời nặng 900 gam, nay chỉ còn nặng khoảng 70 đến 90 gam.

Năm 1998, khi anh Huỳnh Lương Thiện trở lại Nhật Bản làm phóng sự, anh thấy thanh thiếu niên Nhật cứ vừa đi vừa nghiêng đầu cười cười, nói nói một mình như người "mát dây". Nhìn kỹ ra mới biết họ đang nói chuyện bằng điện thoại cầm taỵ Cái điện thoại cầm tay nhỏ xíu và rất nhẹ, cầm gần lọt bàn tay, bỏ túi áo cũng được.           

Cuối năm 1999, loại điện thoại cầm tay Docomo, J-Phone... có thể nối với Liên Mạng (Internet) để nhận điện tử thư (e-mail) trên màn hình với khoảng 3.000 ký tự Nhật, đặc biệt có hình ảnh màu động và âm thanh... Số lượng thông tin trên Liên Mạng dành cho điện thoại cầm tay phát triển nhanh chóng và khổng lồ, tương đương 40.000 năm của nhật báọ  

Điện thoại cầm tay, nay được coi là một cái máy vạn năng, vượt xa điện thoại nhà thông thường. Với điện thoại cầm tay có thể làm được nhiều việc rất hữu ích như:

- Giao dịch mua bán qua điện thoại.     - Nhận thông tin mật thiết đời sống như tin tức, thời tiết, chứng khoán, mua sắm, giải trí...

- Truy cập Liên Mạng, xem các trang nhà.       - Xem TV.                   

- Gởi và nhận thư điện tử (e-mail).                 

- Nghe nhạc, hát "Karaoke".              

- Tra ra bản đồ vị trí đang đứng, hay các cơ sở muốn tìm, báo cho người đối tác biết bản đồ nơi hẹn. - Có máy như J-SH04, kiêm luôn máy chụp hình nên có thể chụp rồi gởi và nhận hình màu, có thể in ra bằng máy in cầm tay đặc biệt... Máy J-SH05 có màn hình rõ như màn hình của máy điện toán.                

Từ năm 2000, ở Nhật có loại điện thoại cầm tay dùng thẻ trả tiền trước (pre-paid card). Tới tiệm mua là có liền (ở xa sẽ gởi đến trong 1, 2 ngày sau), và có thể dùng ngay lập tức (không cần chờ đợi thời gian làm thủ tục). Muốn dùng trong bao lâu cũng được (không bắt buộc phải dùng một kỳ hạn như 6 tháng... trở lên). Khi không muốn dùng nữa, có thể bỏ điện thoại mà không phải bồi thường gì cả. Giá_khoảng 12.000 Yen, bao gồm một máy điện thoại và một thẻ 5.000 Yen, gọi quốc nội và quốc tế. Sau đó chỉ việc mua thẻ dùng tiếp, tuy nhiên giá cước hơi cao.    

Từ mùa Xuân năm 2001, có thế hệ máy điện thoại cầm tay mới như Docomo của NTT, hình dáng như điện thoại cầm tay thường hay như cuốn sổ, mở ra có màn hình. Nhưng đặc biệt là có cả bộ phận thu hình động, giúp cho hai người nói chuyện có thể thấy mặt nhau một cách sống đô.ng. Phương thức này đã từng được áp dụng vào điện thoại nhà từ lâu, nhưng chưa thông dụng. Cũng có thể dùng máy để khi ra ngoài, có thể điều khiển các thiết bị ở nhà như nấu cơm, mở và đun nước bồn tắm... trước khi về đến nhà. Tất nhiên các thiết bị ấy phải được nối vào một hệ thống nhận lệnh riêng.  

Năm 2003, số điện thoại cầm tay có máy thu hình đã chiếm quá bán và bắt đầu có bộ phận thu hình dùng dạng số tự (digital) với độ phân giải hình gia tăng đáng kể. Từ 300.000 ảnh tố (yếu tố cấu tạo nên ảnh, pixel) lên từ 1.000.000 đến 1.240.000 ảnh tố, cho ra hình khá đẹp, tuy nhiên dữ kiện trở nên nặng nề, không tiện chuyển qua ma.ng. Có thể chuyển dữ kiện từ bộ nhớ trong máy điện thoại vào mày điện toán hay in ra hình, hình bình thường hay của loại máy hình dạng số (digital camera) khoảng từ 1.240.000 đến 3.200.000 ảnh tố. 

Nhật Bản hiện có khoảng 5.000 công ty cung cấp dịch vụ (provider) nối Liên Mạng (Internet). Tiền đăng ký lúc đầu khoảng trung bình 5.000 Yen và mỗi phút truy cập Liên Mạng khoảng 7 Yen, mỗi tháng người dùng trung bình tốn khoảng 5.000 Yen. Nếu muốn mở trang nhà (home page) thì tốn thêm tiền đăng ký khoảng 5.000 Yen và phí tổn hàng tháng tùy theo dung lượng của trang nhà (dưới 10 MB thường miễn phí).

Nói chung, các dịch vụ truyền thông ở Nhật vẫn đắt hơn Hoa Kỳ khá nhiều, nên đã ảnh hưởng đến số thời gian người dùng truy cập Liên Ma.ng. Đến năm 98, số người gia nhập Liên Mạng ở Nhật là 11,5 triệu trong khi Hoa Kỳ là 60 triệu (dân số Hoa Kỳ khoảng 250 triệu, gấp hai Nhật Bản) và thời gian truy cập ở Nhật Bản tính ra chỉ mới bằng 1/100 ở Hoa Kỳ. Từ năm 1999, chính phủ Nhật Bản bắt đầu chương trình phổ cập hóa việc dùng Liên Mạng trong trường học.  Từ năm 2000, người dùng máy điện toán có thể gởi thơ qua Liên Mạng tới người không có máy điện toán. Bằng cách gởi thư điện tử (e-mail) tới bưu điện, bưu điện sẽ nhận và đem đi phát (tiền cước sẽ tính chung với công ty cung cấp dịch vụ).

TRUY CẬP LIÊN MẠNG NHANH VÀ RẺ              

Liên Mạng (Internet) đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật, dây nối là đường dây điện thoại với tốc độ thường khoảng 28.000 Htz, từ giữa thập niên 90 đã đổi sang ISDN với tốc độ 56.000 hay 115.200 Htz và từ năm 2002 đã đổi sang ADSL (nhanh gấp 120 lần ISDN) với giá cố định dùng không hạn chế của các công ty cung cấp dịch vụ (provider) khoảng 4.700 Yen/1 tháng.

CÁCH MẠNG IT                 

IT (Information Technology) tức kỹ thuật thông tin. Có lẽ đây là thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2000 ở Nhật, tương tự như những thuật ngữ "Internet, digital" trong mấy năm quạ Và ít nhất người ta coi thập niên đầu thế kỷ 21 là thời đại của IT.     

Nhật Bản ít nhiều chậm trễ trong việc phổ cập máy điện toán và Liên Mạng (Internet), nên nay Thủ Tướng Mori muốn dồn nỗ lực đẩy mạnh sự phổ cập trên toàn quốc, đối tượng là 30 triệu gia đình. Ngày 2/9/2000, một ủy ban quốc gia gọi là "IT Phổ Cập Quốc Dân Vận Động Bản Bộ" (IT Fukyu Kokumin Undo Honbu) được thành lập, đứng đầu là chính Thủ Tướng Mori, phó là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng trực tiếp trông coi, với dự tính 5 năm sau sẽ vượt qua cả Hoa Kỳ. Nội dung chính gồm:       

1- Thực thi chương trình huấn luyện về IT và máy điện toán qua 3.000 cơ sở của bưu điện, hành chính, văn phòng thương mại trên toàn quốc. Thiết bị và chi phí do chính phủ đài thọ 75 đến 100%.       

2- Với 40.000 nhân viên giảng huấn để chỉ dẫn về kỹ thuật cơ bản IT. 

 3- Không giới hạn tuổi tác, nghề nghiệp. Miễn phí cho người già và thất nghiệp.

Từ tháng 5/2001, việc kinh doanh truyền thông sẽ được tự do hóa. Các công ty nhỏ cũng có thể đứng ra kinh doanh lĩnh vực này. Nhật Bản còn đẩy mạnh cả chương trình huấn luyện IT cho các chuyên viên tài chính tư của các nước Đông Nam Á như Nam Dương, Thái... từ năm 2001.

KỸ NGHỆ CƯƠNG VÀ NHU KIỆN NHẬT               

Nói chung, thập niên 90, Nhật Bản mạnh về kỹ nghệ cương kiện (hardware) như chế tạo bộ xử lý trung ương (CPU = Central Processing Unit) với các bảng mạch loại tập tích quy mô lớn LSI (Large Scale Intergration), các công ty dẫn đầu thế giới là NEC, Hitachi, Toshiba... nhưng yếu về nhu kiện (software).      

Từ giữa thập niên 90, về kỹ nghệ cương kiện đã bị các công ty Intel, Motorola của Hoa Kỳ qua mặt và tới đầu thế kỷ 21, thậm chí bị cả công ty Samsung của Nam Triều Tiên vượt qua. Nay Nhật Bản đang đang phải vất vả trong cố gắng phuc hồi địa vị cũ. Công ty Renesas Technology trước đây đứng hàng thứ 30 ở Nhật nay kết hợp ngành bán đạo thể của Hiachi và Mitsubishi vượt trội lên đứng đầu ở Nhật và đứng thứ 3 trên thế giới khi chế tạo LSI nhanh chóng trong 10 ngày theo như cầu khách hàng, đối ứng với màn hình mau điện thoại cầm tay loại 2 triệu ảnh tố (pixcel), sau đó mới tới Toshiba...         

Về nhu kiện, vì ngôn ngữ đặc thù, vẫn chưa có thế đứng mạnh, vẫn phải dùng hầu hết nhu kiện của Hoa Kỳ, vẫn thiếu chuyên viên thảo hương, phải trông cậy vào nước ngoài như Ấn Độ và đôi khi cả Việt Nam...

CHẾ ĐỘ I-MODE VÀ L-MODE                  

Từ năm 1999, bắt đầu có chế độ i-mode, nhanh chóng trở nên thịnh hành, nên có thêm rồi J-Sky... Qua năm 2000 có hơn 20 triệu người dùng, là chế độ nối máy điện thoại cầm tay với Liên Mạng (Internet), nhờ đó làm được cả trăm thứ việc. Nay công ty NTT đã xin phép ra l-mode vào tháng 4/2001. Chữ "l" được hiểu là "living" hay "lady", l-mode tương tự như i-mode nhưng áp dụng vào điện thoại nhà.        

Do đó, một thế hệ điện thoại nhà mới đã ra đời, có kèm màn hình, đặc biệt các bà nội trợ có thể mua thức ăn, các vật dụng hằng ngày, giao dịch ngân hàng... qua l-mode mà không phải đi chợ hay ra khỏi nhà.

TỰ DO CHỌN LỰA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI    

Từ trước tới nay, gọi điện thoại quốc nội nếu không đăng ký đặc biệt thì đương nhiên thuộc công ty NTT. Nhưng kể từ tháng 5/2001, người dùng tự do chọn và đăng ký công ty điện thoại quốc nội kể cả NTT, gọi là "My Line" như đã áp dụng với các công ty điện thoại quốc tế.    

Các công ty điện thoại lại bước vào giai đoạn cạnh tranh mới và hạ giá. Công ty Nippon Telecom, Tokyo Denwa, NTT... đã đưa ra giá 3 phút đầu 8,4 đến 8,8 Yen (thay vì giá 10 Yen như từ trước đến nay) và bớt 50 % cho người đăng ký với công ty này.

ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG MIỄN PHÍ                 

Từ giữa năm 2004, có điện thoại cộng cộng "miễn phí". Có lẽ Nhật Bản bắt chước Nam Triều Tiên, hai năm trước đây đã dám dùng quảng cáo bao phí cước khách gọi điện thoại quốc tế miễn phí. Máy màu xanh lục có ghi chữ "Moshibo" và "Điện thoại công công sử dụng miễn phí" với màn hình màu lớn. Người sử dụng không phải trả tiền, nhưng bù lại là phải xem quảng cáo 15 giây trước khi gọi. Khi gọi cho điện thoại cố định (điện thoại nhà) được 9 phút, còn điện thoại di động thì chỉ được 1 phút. Điện thoại loại này do công ty Matsushita (Tùng Hạ) sản xuất, sử dụng đường dây điện thoại của NTT, tiền điện thoại do phía lắp đặt trả (họ sẽ thu tiền từ quảng cáo). Qua năm 2005, Moshibo dự định sẽ tăng lên 30.000 máy loại này. Hệ thống khách sạn Toyo Inn cũng dự định đặt máy cho khách ở khách sạn. Các máy này được đặt nhiều ở bệnh viện, khách sạn, các tiệm bán đồ ăn nhanh...
 
MÁY ĐIỆN TOÁN "PHÁT KHÔNG"!  

Giống như phương thức bán đèn Hoa Kỳ ngày xưa hay máy chơi trò chơi ngày nay (đèn rẻ nhưng dầu đắt, máy rẻ nhưng trò chơi đắt và bán lâu dài). Điện thoại cầm tay từ khoảng giữa thập niên 90 còn đi tới mức gần như cho không, nay tới máy điện toán cũng vậy.        

Từ những máy điện toán đầu thập niên 90 giá khoảng 400.000 Yen, qua đầu năm 2000 còn khoảng 100.000 Yen và nay thì gần như phát không (cũng bắt chước Hoa Kỳ). Thật vậy, từ cuối năm 1999, các công ty như DDI, hay NTT và IBM, JBA (Japan Barrierfree Association)... đã ứng dụng phương thức cho mượn máy điện toán gần như miễn phí, với điều kiện đăng ký nối Liên Mạng (không giới hạn thời gian dùng) với một công ty cung cấp (provider) trong ba năm. Có công ty lấy tiền đăng ký hội viên 5.000 Yen và tiền nối Liên Mạng mỗi tháng 2.980 đến 5.300 Yen. Với giá rẻ thì tiền hội viên 5.000 Yen cộng tiền nối Liên Mạng trong ba năm là gần 115.000 Yen.           
Tuy là trả tiền nối Liên Mạng, nhưng hầu hết số tiền này được trả cho công ty bán máy điện toán, còn dùng mạng coi như miễn phí. Và công ty cung cấp nối dịch vụ Liên Mạng thì sống bằng tiền quảng cáọ Hết hạn ba năm, có thể giữ nguyên giá và thay máy điện toán mới hay tiếp tục nối mạng với giá đặc biệt.

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NGHE BẰNG "XƯƠNG"                   

Khi nghe điện thoại thì việc đầu tiên là bạn để ống nghe áp vào tai, đó là chuyện đương nhiên khỏi bàn. Thế mà bấy giờ lại có chuyện là đời khi công ty Sanyo của Nhật Bản vừa đưa ra loại điện thoại di động TS41 rất độc đáo, lần đầu tiên trên thế giới, cho phép nghe bằng xương, chứ không phải bằng taị Tức là áp bộ phận nghe lên bất kể chỗ nào ở trên đầu, má, hàm hay gáy, thì đều có thể nghe được âm thanh.

Bộ phận nghe của điện thoại di động này được gắn một micro cực nhỏ gây ra các xung tác động đến dây thần kinh ốc tai thay vì dùng âm thanh tác động đến màng nhĩ tai, và qua đó tái lập được toàn bộ âm thanh. Điển độc đáo nữa là với nguyên lý này người ta có thể nghe rõ điện thoại ngay trong môi trường ồn ào mà không cần phải bịt tai kia, vì đâu có dùng đến tai.

MÀN HÌNH TINH THỂ LỎNG 3 CHIỀU (3D)                  

Ngày 27/10/2003, công ty Sharp tung ra thị trường loại máy điện toán sách tay mới dùng màn hình tinh thể lỏng (liquid crystal) kích thước 15 inchs, với độ phân giải 1.000 x 768 pixel, đặc biệt đối ứng được hiển thị 3 chiều do chính công ty tự khai phát, gọi là PC-RD3D, do đó không cần dùng mắt kính đặc biệt mà vẫn thấy được hình nổị Tất nhiên người dùng có thể bấm nút hoán chuyển giữa 2D và 3D. Máy này dùng OS Windows XP Professional, bàn phím 89 phím, có bộ xử lý trung ương (CPU) Pentium 4/2,8GHz, bộ nhớ (memory) 512 MB SDRAM (PC2100), đĩa cứng (hard dish) là 60 GB và dùng chương trình (nhu kiện) Graphic Access Leter là GeForce4 440 Go.

Ban đầu màn hình này đã được tung ra hải ngoại dùng cho hệ thống vận hành bằng tiếng Anh (OS phiên bản tiếng Anh) và nay thì ra cho hệ thống vận hành bằng tiếng Nhật. Cho đến nay, nguyên tắc màn hình 3 chiều đã được ứng dụng trong điện thoại cầm tay SH251iS.       

           
TRUYỀN HÌNH 3 CHIỀU   

Ngày 24/2/2004, công ty Hitachi công bố phát minh chụp hình nổi 3 chiều, có thể chuyển tín hiệu hình đi để rồi hiện ra lại hình 3 chiềụ Hình 3 chiều đã có từ lâu, dùng hình chụp từ nhiều máy hình ghép lại, nhưng chuyển hình đi để tái hiện thì đây là lần đầu tiên trên thế giớị Nguyên lý mà Hitachi áp dụng là 24 tấm gương xếp vòng tròn nghiêng hình nón, chỉ cần dùng một máy hình đặc biệt chụp hình của vật phản chiếu qua gương. Hình chụp biến thành dữ liệu dạng số tư (digital) để chuyển đị Nếu đầu nhận có thiết bị ngược lại, dữ kiện sẽ chiếu vào gương rồi phản chiếu và hợp thành, tạo nên hình nổị Thiết bị hình trụ, cao 2 mét, đường kính 40 cm, giá khoảng vài triệu Yen, nhưng chưa biết khi nào sẽ tung ra thị trường. Trong tương lai có thể áp dụng nguyên lý này cho điện thoại TV lập thể.
 
MÁY ĐIỆN TOÁN LƯỢNG TỬ SIÊU DẪN   

Ngày 29/10/2003, công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản là NEC và Sở Nghiên Cứu Lý Hóa Học (Lý Kóa Học Nghiên Cứu Sở) cho hay đã lần đầu tiên trên thế giới thành công trong việc khai phát tố tử cơ bản của máy điện toán lượng tử (quantum computer), lợi dụng đặc tính của lượng tử và tính siêu dẫn của vật chất ở ôn độ cực thấp (mà lực đề kháng của điện tức điện trở gần như 0). Máy toán lượng tử có năng lực kinh hồn, như với máy điện thường phải cần vài ngàn năm để tính thì máy toán lượng tử này chỉ cần có 1 phút đồng hồ.

NGÀNH PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH 

Các băng tần (kênh) chính gồm  NHK số 1, NHK số 3 (giáo dục) thuộc quốc doanh, NTV số 4, TBS số 6, Fuji TV số 8, TV Asahi số 10 và TV Tokyo số 12 thuộc tư nhân. Truyền hình Nhật Bản thường phát từ 5 giờ sáng tới 2, 3 giờ sáng hôm sau, trừ NHK thường tới 12 giờ 30 hay 1 giờ sáng. Băng tần vệ tinh thì có NHK số 1, NHK số 2 phát 24/24 và khoảng 20 băng tần khác. Ngoài ra, có các đài truyền hình phát qua hệ thống dây cáp (CATV), người xem trả tiền thuê bao (năm 1996 có tới 740 đài, thường do các công ty Nhật Bản và Hoa Kỳ phối hợp, với 3,143 triệu gia đình dùng).         

Đài quốc doanh NHK kiêm luôn truyền thanh, hoạt động theo nguyên tắc tự trị, có khoảng 10.000 nhân viên, với 500 xướng ngôn viên. Đài với ngân sách khoảng 6 tỷ Mỹ Kim, do thu tiền người xem TV theo phương thức tự nguyện và thuyết phục, nên không có quảng cáo thương mại.           

Đài NHK có nhiều chương trình truyền hình và nhất là truyền thanh hướng ngoại (trong có chương trình bằng tiếng Việt). Các đài truyền hình tư thì tiếp vận các chương trình đặc biệt của CNN (Hoa Kỳ) hay BBC (Anh Quốc).  

TV là phát minh của Hoa Kỳ, nhưng từ lâu đã bị Nhật Bản qua mặt. TV màu của Sony gần như làm bá chủ về phẩm chất và hiện NHK đang khai phát loại TV hình ảnh cao cấp (high-vision TV) và TV môi trường cao cấp (high-ambience TV) với màn ảnh rộng, được thế giới biết đến một cách rộng rãi khi ống kính loại này lần đầu tiên được dùng thu hình chuyến bay của phi thuyền con thoi Discover của Hoa Kỳ tháng 10 đến 11/98 đã cho hình ảnh đẹp hơn trước rất nhiềụ Nhưng Nhật Bản dùng kỹ thuật truyền thông dạng tương tự (analog) nên cũng gặp ít nhiều trở ngại so với dạng số tự (digital).                

Kể từ lần phát hình màu năm 1960, thì ngày 1/12 được coi là cái mốc đánh dấu cuộc cách mạng truyền thông, khi tất cả 19 hệ thống truyền hình, truyền thanh, truyền dữ kiện của Nhật đã đồng loạt đổi ra dùng dạng số tư.. Riêng TV với  hình ảnh cao cấp gọi là Hi-Vision BS Digital, khung hình dài và độ rõ gấp hai hiện tại. Tuy nhiên muốn được như vậy phải có đầy đủ anten, TV và máy dò băng tần (tuner) mới.

Các hãng điện đã đưa ra các loại TV đời mới, có lỗ cắm D1, D3 và D4. Loại D1 giá khoảng 40.000 Yen, xem được nhưng độ rõ hình ảnh như cũ. Loại D3 và D4 giá khoảng 120.000 Yen trở lên mới đích thực là Hi-Vision BS Digital.                 

Ở Nhật Bản có nhiều đài phát thanh, nhưng số người nghe tương đối ít, trừ trong các quán ăn, xe taxi, hay một số người lái xe nhà. 
 
NGÀNH IN VÀ SÁCH BÁO

Tiếng Nhật tuy khó, nhưng gần như không có nạn mù chữ. Người Nhật nổi tiếng là thích đọc sách, ngay trên xe điện, cứ 10 người thì có 2, 3 người đọc sách báọ Số sách báo của Nhật Bản nghe nói bằng cả Á Châu cộng lạị Tổng số thương vụ trong năm 1995 khoảng 8.300 tỷ Yen (69 tỷ MK), với số lượng là sách: 6,52 tỷ cuốn, tuần san: 1,94 tỷ cuốn, nguyệt san: 3,12 tỷ cuốn. Có khoảng 40.000 nhà in lớn nhỏ, đứng đầu là Dai Nippon Printing và Toppan Printing.            

Các máy in, máy phân màu... của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới, có thể thua Đức Quốc về một vài khía cạnh, nhưng tiện dụng và giá rẻ hơn nên được người dùng ưa chuộng hơn. Phẩm chất in của Nhật Bản thuộc loại tuyệt hảo, đa số trang bị máy móc tối tân và kiểm soát rất kỹ lưỡng. Nhưng giá thành rất đắt. In 1.000 cuốn sách bìa bốn màu, dày 400 trang, giá thành một cuốn khoảng 1.200 Yen (10 MK) hay hơn, trong khi ở Hoa Kỳ khoảng 5, 6 MK. Nếu in ở nhà in Việt Nam tại Hoa Kỳ giá chỉ khoảng 2,5 đến 3 MK, ở Việt Nam chỉ khoảng 1 đến 1,2 MK.

Để hỗ trợ cho ngành in, các công ty sản xuất giấy như Oji Paper, Daio Paper... sản xuất 17,47 triệu tấn giấy trong năm 1995. Ngoài loại giấy như Âu-Mỹ, Nhật Bản còn sản xuất trên quy mô nhỏ loại giấy truyền thống gọi là Hòa Chí (washi) dùng viết thơ, chép thơ, làm đồ chơi hay trang trí...      

Sách Nhật hầu hết đều có mã thanh (bar code), từ giữa thập niẹn 90 đã có gắn nhãn IC (intergrated circuit tag = nhãn mạch tập tích) trên một số thẻ điện thoại trả trước, nhưng từ năm 2003, Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu việc gắn mã này cho sách, đĩa nhạc sau đó có thể mở rộng qua những đồ điện có thể tái chế biến, cho tới thực phẩm... Mã thanh chỉ ghi đơn giản và cố định tên nhà xuất bản, tên tác giả, tên sách còn nhãn IC có thể thống nhất việc ghi và thêm số đăng lu.c/ký, nhiều chi tiết về sách... cho tới quá trình sản xuất, phân phối...        

Các nhật báo đều có quan hệ hỗ tương với các đài truyền hình Nhật hay các hãng thông tấn và báo quốc tế. Vì nước Nhật nhỏ hẹp, nên tất cả các nhật báo đều in ở nhiều nơi (có ấn bản địa phương) và phát hành trên quy mô toàn quốc. Lớn nhất là tờ Yomiuri (Độc Mãi) tờ buổi sáng phát hành khoảng 7 triệu và buổi chiều khoảng 5 triệu, kế đến là tờ Asahi (Triều Nhật). Để phát hành hàng vài chục triệu tờ báo mỗi ngày, các công ty báo phải huy động lực lượng phát báo lên tới 478.780 người. Trong số đó có 58.890 người thuộc lứa tuổi 12 đến 18 (chiếm 12,3%). Các báo nhỏ phát hành dựa theo hệ thống phát hành của báo lớn. Một số nam sinh viên Việt Nam qua du học tự túc cũng tham gia lực lượng này, công việc khá vất vả vì phải thức dậy vào lúc 3 giờ sáng bất kể mùa hè hay mùa đông.
 
"NẠN SÁCH!"           

Có thể hiểu là "khổ vì sách" theo văn phạm Việt Nam hay "sách bị nạn" theo văn phạm Trung Hoa trong trường hợp này có lẽ đều được.                    
Theo thống kê, trên toàn nước Nhật năm 1990, có 25.000 hiệu sách, thế mà năm 2000, chỉ còn có 20.000 hiệu sách, tính ra mỗi năm giảm 500 hiệụ Lý do kinh tế khó khăn chung... nhưng các hiệu sách lại có một lý do đặc biệt hơn là sách bị mất cắp nhiều quá. Tổng cộng bị mất lên tới khoảng 20 tỷ Yen (160 triệu đô la Mỹ). Có 50% người lấy cắp để đọc, còn lại là những lý do khác như để bán... Nhật Bản là một dân tộc nổi tiếng chăm viết và chăm đọc sách, có tin là tổng số sách báo Nhật Bản xuất bản bằng cả Á Châu cộng lạị Trên xe điện, cứ 5, 7 người lại có một người đọc sách báo, nói chung rất tốt về hình thức lẫn nội dung. Số sách phát hành nhiều, trong khi chỗ để không có, nên thường mỗi tiệm sách chỉ để 1 cuốn trừ sách mới ra và ăn khách. Sách bán thường có gắn kèm một phiếu sách, khi tiệm bán sách đi thì giữ lại phiếu này để đặt lại nhà tổng phát hành cuốn khác. Nhà tư nhân cũng bỏ sách cũ rất nhiều, tại các khu phố cứ 2 tuần lại có đợt thu hồi sách cũ bỏ đi để bán lại hay tái biến chế.                    

Thêm nữa, càng ngày số thư viện càng phổ cập thì số sách bán được càng ít, nên Hiệp Hội Sách Nhật Bản đang yêu cầu các thư viện thu tiền mượn sách để trả cho nhà xuất bản và tác giả, đồng thời thông cho mượn sách mới ra trong vòng 6 tháng để sách mới có thể bán được.

NGÀNH SẢN XUẤT XE HƠI       

Một trong những hình ảnh tiêu biểu là kỹ nghệ sản xuất xe hơị Nhật Bản đã sản xuất năm 1985 là 13,22 triệu chiếc, năm 1996 tăng lên 16,45 triệu chiếc, gồm khoảng 10,45 triệu chiếc sản xuất ở trong nước và 6 triệu chiếc sản xuất ở nước ngoài, năm 2003, tổng cộng khoảng 20 triệu chiếc. Nếu giá trung bình một chiếc là 15.000 MK, tổng số thương vụ năm 1996 lên đến 246 tỷ Mỹ Kim. Chiếm khoảng 6% Tổng Sản Lượng Quốc Nội (GDP).

Nhật Bản đã chế xe hơi từ trước Thế Chiến Thứ 2, nhưng hầu như chỉ để dùng trong nước, vì thời đó các đế quốc đã bao vây kinh tế Nhật. Sau Thế Chiến Thứ 2, từ đống tro tàn đổ nát, họ phục hồi nhanh chóng và khoảng năm 1955 đã bắt đầu sản xuất xe hơi hàng loạt và xuất cảng ra ngoàị Các công ty Toyota (Phong Điền, 70.000 nhân viên, thương vụ năm 2003 khoảng 120 tỷ Mỹ Kim), Nissan (Nhật Sản, 31.128 nhân viên, tưhơng vụ năm 2003 khoảng 64 tỷ Mỹ Kim), Mitsubishi (Tam Lăng), Isuzu... đã có từ lâu đời. Công ty Honda cũng đã ra đời năm 1948 (126.900 nhân viên, thương vụ năm 2003 khoảng 74 tỷ Mỹ Kim), nhưng khi ấy mới sản xuất xe máy cầy, gắn máy và qua cuối thập niên 90 đã trở thành công ty đứng hàng thứ hai sau Toyota, cũng sản xuất xe đua loại F1 chạy khoảng 300 km/giờ và mỗi năm đặc biệt sản xuất khoảng 100 chiếc Honda thể thao đặc biệt giá khoảng 12.000.000 Yen (100.000 MK).  

Năm 1985, là năm lượng xe hơi Nhật xuất cảng lên một cực đỉnh lúc đó là 6,730 triệu chiếc, riêng qua Hoa Kỳ khoảng 2, 5 triệu chiếc. Xe hơi Nhật từ thập niên 70 trở đi đã là những chiếc xe nổi tiếng vì bền và ít hao xăng, giá phải chăng lại nhỏ gọn, nên rất tiện dụng dùng ở các nước Á Châu. Khoảng năm 1974, đài VOA đã bình luận là xe Nhật Bản tốt hơn xe Hoa Kỳ.       

Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản là nước nhập xe hơi của Hoa Kỳ, nay biến thành nước xuất cảng xe hơi qua Hoa Kỳ nhiều nhất, thập niên 90 ở mức độ 1.500.000 chiếc, qua đầu thế kỷ 21, lên đến khoảng 3 triệu chiếc. Hoa Kỳ chỉ bán được cho Nhật Bản mỗi năm vài chục ngàn chiếc, cao lắm là khoảng 100.000 chiếc. Vì vậy hai quốc gia thường xuyên căng thẳng vì vấn đề nàỵ Nhật Bản phải nhượng bộ bằng cách mỗi năm mua hàng chục tỷ Mỹ Kim phụ tùng xe của các công ty Hoa Kỳ gắn vào xe của mình.    

Thế hệ xe hơi mới hướng tới thế kỷ 21, là loại xe chạy bằng điện, pin năng lượng mặt trời... nhưng triển vọng hơn cả là nửa xăng, nửa điện (hybrid). Loại xe này tận dụng ưu điểm của 2 động cơ xăng và điện, thay phiên nhau vận hành tùy theo tốc đô.. Khi chạy chậm dùng động cơ điện, khi chạy nhanh dùng động cơ xăng, sự thay đổi tự động, êm thắm, người lái không phải lo gì cả. Phương thức này tiết kiệm được nhiên liệu, ít ô nhiễm và tiện dụng (không lo vấn đề sạc điện hay bình điện quá cồng kềnh như loại xe chuyên chạy bằng điện).

Đi tiên phong về loại xe phối hợp (hybrid) nửa xăng, nửa điện cũng là Toyota vào năm 1997 (4 chỗ ngồi, 27 km/1 lít xăng). Năm 2002, Nissan mua 100.000 động cơ loại này của Toyota để khỏi phải đầu tư nghiên cứu và chế tạọ Trong năm 1999, 2000, các công ty Honda (2 chỗ ngồi, 33 km/1 lít xăng), Mitsubishi (31,5 km/1 lít xăng), Suzuki (39 km/1 lít xăng), Daihatsu (30 km/1 lít xăng)... cũng lần lượt sản xuất loại xe nàỵ                         

Năm 1999, Toyota đánh dấu kỷ lục sản xuất chiếc xe hơi thứ 100.000.000, là công ty có số thương vụ và lời đứng đầu Nhật Bản. Năm 2003, Toyota bán được 6.780.000 chiếc (riêng thị trường Hoa Kỳ trên 2.000.000 chiếc, là công ty ngoại quốc duy nhất đạt được mức này), lên đứng thứ 2 thế giới sau General Moter là công ty bán 8.590.000 chiếc, qua mặt Ford là công ty bán được 6.712.000 chiếc. Thống kê này không bao gồm cổ phần của công ty Ford nắm tới 33,4% của công ty Matsuda của Nhật.

Nhật Bản đang thử nghiệm loại xe buýt tự động, không người lái, chạy trên hệ thống đường đặc biệt. Cả một đoàn xe, chỉ cần chiếc đầu tiên có tài xế. Dự trù sẽ đưa vào thực dụng trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Trong năm 1999, các công ty và Đại Học Nhật... cũng đã đưa ra nhiều xe hơi chở một người, chạy bằng năng lượng mặt trời, với những tế bào năng lượng gắn trên mui xẹ Trong kỳ tranh đua do Liên Đoàn Xe Hơi Quốc Tế (FIA) tổ chức, tại Nhật Bản năm 1998 và 1999, chiếc OSU kiểu S của Osaka Sangyo Daigaku (Đại Phản Sản Nghiệp Đại Học) đã hai năm liên tiếp chiếm giải vô đi.ch. Trong 8 giờ đồng hồ, chiếc OSU đã liên tục chạy được 78 vòng đua với tốc độ trung bình là 55,26 km/1 giờ.                                 

Từ đầu năm 2001, hai công ty xe hơi Toyota, General Motor và công ty xăng dầu Exon đã đồng ý tiến hành sản xuất loại máy xe hơi thế hệ mới cho thế kỷ 21 gọi là "xe bình điện nhiên liệu" (xe có bình điện được nạp điện bằng phản ứng kết hợp nhiên liệu) và bắt đầu tung ra thị trường từ năm 2003.  

Đặc điểm chính của loại máy này là dùng xăng nhưng không đốt, chỉ lấy nguyên tố Hydrogen (H2) từ xăng ra để kết hợp với nguyên tố Oxygen (O2) trong không khí, phản ứng kết hợp này sẽ sinh ra điện để chạy động cơ (ngược với phản ứng phân giải nước thành ra hydrogen và oxygen). Hệ thống máy này không đốt nhiên liệu nên sẽ chỉ thải ra rất ít CO2 và NOx, còn hầu hết là nước, không gây công hại, là yếu tố rất quan trọng đối với vấn đề môi sinh. Loại xe này khi được sản xuất hàng loạt tất nhiên sẽ dần dần thay thế loại xe chạy xăng hiện nay.              

Ngày 1/7/2002, xe chạy bằng nguyên lý mới trên đã được đưa ra triển lãm, tức sớm hơn dự trù một năm, nhiên liệu là khí hydrogen được nén ở 350 khí áp, mỗi lần nạp nhiên liệu chạy được 300 km. Xe được bán vào cuối năm 2002. Tuy nhiên, giai đoạn đầu chỉ bán giới hạn 20 chiếc cho những cơ quan chính phủ, đại công ty về năng lượng... với giá khoảng vài chục triệu Yen (vài trăm ngàn MK) theo phương thức sang nhượng trong một thời hạn nhất đi.nh. Đây là những chiếc xe chạy bằng bình nhiên liệu thiên nhiên H+O đầu tiên trên thế giới.

XE HƠI ĐIỆN CHẠY TỐC ĐỘ 400 KM/GIỜ

Tháng 2/2001, Giáo sư Hiroshi Shimizu (Thanh Thủy Hạo) thuộc Phòng Nghiên Cứu Xe Hơi Điện thuộc Đại Học Keio (Khánh Ứng) với sự hợp tác của khoảng 40 công ty đã cho ra đời chiếc xe hơi mệnh danh là "KAZ", có hình dáng như con "sâu khoai" do một công ty Ý vẽ kiểu.             

Đặc điểm là hơi chạy bằng điện nên không gây công hại, bình điện lithium-ion (mạnh gấp 3 lần bình điện dùng chì) chỉ cần nạp điện 1 giờ mà có thể chạy được 300 km, như vậy khắc phục được khuyết điểm chính của xe nạp điện là chạy không xa và tốc độ cũng có thể lên tới 312 km/giờ (xe chạy bằng điện cho đến nay, loại xe nhà nạp 1 giờ chạy được 40 đến 70 km, tốc độ tối đa 120 đến 130 km/giờ). Xe dài 6,7 mét, nặng 2,98 tấn, chở được 8 người ngồi rộng rãi, có 8 bánh, mỗi bánh có động cơ riêng chứ không phải một động cơ rồi truyền lực như xe thường, nhờ vậy không tốn chỗ cho các thanh truyền lực.   

Đặc biệt nữa là phía trước có tới 4 bánh lái, như một số xe vận tải hạng nặng, sở dĩ thiết kế như vậy để đề phòng tường hợp nếu bánh xe có bị nổ hay động cơ hư thì còn những bánh kia nên vẫn có thể chạy hầu như bình thường được.                

Thượng tuần tháng 3/2004, chiếc xe được cải tiến, mang tên "Erica", có thể đạt tới tốc độ siêu cao là 400 km/giờ. Vì ở Nhật không có đường để thử nên phải dùng máy bay chở qua tận Ý chạy thử. Theo Giáo Sư Shimizu, việc nghiên cứu không phải chỉ chú trọng vấn đề tốc độ, mà cả vấn đề an toàn đồng thời thực dụng để có thể sản xuất hàng loạt.

Chiếc xe được nói là đỡ tốn nhiên liệu và sạch hơn xe chạy bằng xăng nhưng có vẻ hơi đặc biệt, nên chưa biết khi nào thì có thể đưa ra thị trường.

XE HƠI ĐIỆN LOẠI NHỎ  

Ở Nhật có một số công ty nhỏ chuyên chế loại xe hơi nhỏ chạy bằng điện gọi là EV (Electric Vehicle). Điển hình là công ty Takeoka, chỉ có 7 nhân viên, thành lập năm 1982, với số vốn là 10 triệu Yen. Năm 2004, ông Giám Đốc đã 77 tuổị Công ty cho ra đời loạt xe "Milieu" (tiếng Pháp nghĩa là "Mội Sinh", ý là xe chạy bằng điện nên không gây công hại). Vì số lượng sản xuất rất ít, xe được chế tạo từng chiếc chứ không theo dây chuyền, mỗi năm sản xuất được khoảng 100 chiếc, bán ở Nhật cũng như nhiều nước. Xe có loại 3 bánh và 4 bánh, giá từ khoảng 600.000 Yen loại xe một chỗ ngồi tới khoảng 1.000.000 Yen loại hai chỗ ngồi. Xe tiện dụng để đi giao hàng hay chuyên chở gần, cho người khuyết tật vì phía sau có thể biến thành chỗ để xe lăn. Có thể nạp bằng điện nhà, thời gian nạp 10 giờ đồng hồ chạy được 50 km, nên nếu dùng nhiều thì một, hai ngày lại nạp một lần, tính ra chạy 10 km chỉ tốn 5 Yen tiền điện. Khách có thể trực tiếp giao dịch, đặt trang bi một số tính năng và sơn màu theo nhu cầu... 
 
TỪ XE HƠI NHƯ THẬT ĐẾN XE THẬT "CHOKO Q CAR"    

Công ty Takara chuyên làm xe hơi đồ chơi, đã sản xuất hơn 100 triệu chiếc xe con con, thật xinh đẹp, trông như thật, tung ra khắp thế giới. Nay tiến thêm bước nữa là sản xuất xe hơi thật, có thể chạy ngoài đường.                  

Đó là chiếc xe chạy bằng bình điện, mang tên "Choko Q Car". Xe một chỗ ngồi nặng khoảng 300 kg, sau khi nối dây và nạp điện nhà 100 volt, có thể chạy được 80 km, với tốc độ tối đa 50 km/giờ. Xe chạy bằng động cơ điện, nên hầu như không gây tiếng động, không gây công hại môi sinh. Xe đã được triển lãm, chạy thử và chính thức bán ra thị trường vào tháng 11/2002 với giá 1.290.000 Yen. Bạn có muốn "món đồ chơi" đắt giá này không?

NGƯỜI MÁY    

Điều đáng nói là kỹ nghệ xe hơi Nhật được hỗ trợ đắc lực bởi người máy (robot). Thật vật, Nhật Bản sử dụng tới 50% tổng số người máy trên thế giới, đúng ra đó là những cánh tay máy giúp lắp ráp xe hơi.

"MÁY BAY PHẢN LỰC HONDA"!?                        

Tuy nghe có vẻ lạ, nhưng đúng thực là "Máy bay phản lặc Honda"! Công ty Honda đã âm thầm nghiên cứu việc chế tào máy bay phản lực từ năm 1986, trở thành công ty đầu tiên trên thế giới tiến từ việc sản xuất xe máy cầy, gắn máy, xe hơi lên sản xuất cả thân và động cơ máy bay.                      

Ngày 16/12/2003, chiếc phản lực cơ đầu tiên do công ty Honda tự chế tạo đã được phép của Cục Hàng Không Hoa Kỳ bay thử nghiệm và đáp an toàn tại North Carolinạ Đây là máy bay loại nhỏ, với 2 động cơ phản lực gắn phía trên cánh, dài 12 méát, chở được 6 hành khách với chỗ rộng rãi tăng khoảng 30%, tốc độ tối đa 778 km/giờ, tầm bay tối đa được 2.037 km. Đặc điểm của chiếc máy bay này là việc tiêu thụ nhiên liệu được điều khiển bằng máy điện toán, trọng lượng nhẹ nên tiết giảm được khoảng 40% nhiên liệu so với máy bay cùng loại. Máy bay loại này tiện dụng cho việc chở khách hạng sang hay các Giám Đốc lớn mua tự lái... Hiện công ty Honda chưa đưa ra giá cả của chiếc máy bay và chưa công bố khi nào sẽ tung ra thị trường.                

Như vậy là sau những sản phẩm độc đáo về robot, nay Honda lại tiến thêm một bước quan trọng trong lãnh vực hàng không như mong ước của người sáng lập công ty là ông Soichiro Honda (Bản Điền Tông Nhất Lang) đưa ra vào năm 1962.

Toyota, Daihatsu, Isuzu, Mitsubishi (Tam Lăng), Suzuki (Linh Mộc), Hino (Nhật Dã)... cũng đã mở xưởng ráp xe hơi tại Việt Nam từ đầu thập niên 90, nhưng mãi lực thị trường yếu nên chỉ có tính cách thử nghiệm mỗi năm vài ngàn chiếc, không thành công về tài chính.         

Nhưng ngành xe hơi cũng có nhiều thăng trầm. Kinh tế Nhật trì trệ, một số công ty xe hơi xuống dốc, bị thua lỗ. Như Matsuda (Mazda) đã phải bán cổ phần cho Ford của Hoa Kỳ; năm 1999, Nissan đã phải bán cổ phần cho Renault của Pháp; qua năm 2000, Mitsubishi phải bán cổ phần cho Daimuler của Đức. Các công ty ngoại quốc này cử người qua trực tiếp nắm quyền trách nhiệm kinh doanh tối cao (quyền tối hậu). Quy mô hoạt động nhiều công ty đã phải thu hẹp bằng cách đóng cửa nhiều cơ sở để giảm bớt chi phí. Điểm đặc biệt đáng nói là những nhà kinh doanh quản lý ngoại quốc đều đã thành công trong việc vực dậy các công ty xe hơi mà họ nắm cổ phần chính.   

Một số công ty khác của Nhật tuy vững mạnh, nhưng cũng theo chân các công ty đồ điện, lập nhà máy sản xuất xe hơi tại ngoại quốc cho giá thành rẻ rồi đưa về Nhật bán.

NHỮNG CHIẾC XE GẮN MÁY "SỐ 1"          

Về xe gắn máy, nổi tiếng với các hiệu xe Honda, Yamaha, Suzuki... cao điểm sản xuất là năm 1981 với 14,13 triệu chiếc, trong số đó có 4,362 triệu chiếc xuất cảng. Cuối thập niên 60 là thời điểm xe gắn máy Nhật được nhập cảng ào ạt vào Việt Nam. Những chiếc xe được mạ bóng loáng, đèn chiếu sáng trưng và điều khiển nhẹ nhàng, đã nhanh chóng lấn át các loại xe của Đức và Pháp từng nổi tiếng trước đó.            

Qua năm 1996, số lượng sản xuất và xuất cảng xe gắn máy giảm hẳn, chỉ còn khoảng 40% lúc cao điểm vì nhiều công ty đã đặt nhà máy lắp ráp hay sản xuất tại nước ngoài.

Đứng đầu về xe gắn máy phải nói tới xe Honda, từ các loại 50 cc cho tới các loại 1.000, 1.500 cc, với tổng số khoảng 100 triệu chiếc. Chữ xe gắn máy "Honda" đôi khi trở thành một danh từ chung chỉ các xe gắn máỵ Cuối thập niên 90, công ty Honda đã lập xưởng ráp xe gắn máy tại Việt Nam, từ xe 50 cc tới 125 cc, rất có triển vọng vì người Việt vốn ưa chuộng xe gắn máy Hondạ Năm 2002, tại Việt Nam có khoảng 7 triệu xe gắn máy, đa số là nhãn hiệu Nhật Bản và 90% là xe cũ nhập từ Nhật Bản một cách hợp pháp cũng như bất hợp pháp, trong số đó Honda chiếm khoảng 70%.        

Ở Việt Nam gọi xe gắn máy Honda mà phụ nữ hay dùng là xe "dame", trong khi ở Nhật gọi đó là xe "cub". Loại xe này ở Nhật Bản thường chỉ có phái nam dùng để đi giao hàng vì hơi nặng, còn phái nữ dùng loại xe giống như "vespa" nhưng nhỏ hơn chỉ khoảng 50 cc gọi là "scooter". Các xe gắn máy 50 cc loại mới có đèn trước cháy thường trực cả ban ngàỵ Giới trẻ chơi xe thường là loại từ 125 cc trở lên. Giá xe gắn máy Honda Dream tại Việt Nam giá khoảng 2.000 MK và các xe khác khoảng 1.200 đến 1.500 MK, nhưng từ đầu thập niên 2000, xe gắn máy Trung Quốc bán tại Việt Nam chỉ với giá khoảng 500 MK, nên Honda phải tung ra loại xe Wave Alpha 100cc bán với giá 700 MK. Năm 2002, nhà cầm quyền Việt Nam ra lệnh hạn chế nhập cảng bộ phận ráp các xe Nhật xuống còn 50% nên giá xe này tăng lên thành khoảng 1.000 MK.      

Năm 2002, công ty Yamaha lần đầu tiên đưa ra xe gắn máy 50 cc chạy bằng điện. Mỗi lần nạp điện chạy được 30 km, giá khoảng 200.000 Yen.
 
NGÀNH XE ĐIỆN

Ai tới Nhật Bản cũng khen hệ thống xe điện nổi và xe điện ngầm thật tiện lợị Hoàn cảnh nước Nhật là đất chật, người đông, nên rất thuận tiện để lập hệ thống xe điện trên toàn quốc. Giữa các ga hay từ các nơi tới ga có xe buýt chuyên chở, một người đi làm trung bình mỗi ngày chỉ phải đi bộ khoảng 15, 20 phút, coi như tập thể thao.          

Năm Minh Trị thứ 5 (1872), Nhật Bản khởi đầu bằng hỏa xa với việc du nhập xe... từ Anh Quốc để thiết lập đoạn đầu tiên nối Shinbashi (Tokyo)- Yokohamạ Nhật Bản đã phát triển dựa theo kỹ thuật mô mình hệ thống xe hỏa của Anh Quốc và ông Edmond Morel người Anh được chính phủ Minh Trị mời qua giúp đỡ, chỉ huy việc xây dựng đoạn đường trên, nên nay ông được coi là cha đẻ của ngành xe điện của Nhật ngày naỵ Sau đó, Nhật Bản du nhập thêm kỹ thuật của nhiều nước Âu-Mỹ và nay trở thành đứng đầu thế giớị Ngày 15/10/2002, nhân kỷ niệm 130 năm thành lập, hội nghị Hiệp Hội Đường Sắt Nhâ.t-Anh được triệu tập và qua đó, Nhật Bản đã cống hiến kỹ thuật xe điện của mình cho Anh quốc như một cách trả ơn.         

Khai thác xe điện có các công ty xe điện nguyên là quốc doanh gọi chung là Japan Railways (JR) và các công ty tư nhân. Hiện nay Nhật Bản bán cả xe điện cho Hoa Kỳ dùng ở New York và nhiều nước khác. Nhật Bản có hai loại xe điện chính là xe chạy trong thành phố hoặc nối các tỉnh với tốc độ khoảng 80 đến 100 km/giờ và xe tốc hành "Shinkansen" (Tân Cán Tuyến, Bullet Train) nay chạy với tốc độ khoảng 250 đến 285 km/giờ (xe loại Nozomi 700 mới, có mũi hình đầu vịt), thuộc loại nhanh nhất thế giớị Loại xe tốc hành bắt đầu chạy từ năm 1964, tới nay hầu như chưa có tai nạn lớn nào xảy rạ Đầu thập niên 2000, Trung Quốc định lập đường xe lửa tốc hành nối Bắc Kinh - Thượng Hải và dùng loại xe "Shinkansen" của Nhật.   

Năm 1995, xe điện thường đã chuyên chở 8,917 tỷ hành khách và 51,46 tỷ tấn hàng hóa, xe tốc hành đã chuyên chở 276 triệu hành khách. Năm 1996, riêng đường tàu nguyên là quốc doanh có số thương vụ là 4.593,3 tỷ Yen (38 tỷ MK). Đông Kinh có 3.000 km đường sắt, so với 1.500 km ở Nữu Ước hay 1.200 km ở Luân Đôn.     

Một đoàn tàu thường có 12 đến 16 toa, mỗi toa chở 80 đến 120 người, tổng cộng khoảng 1.500 người, mà chỉ cần một "ông tài xế" ở trước lo lái tàu và một "ông lơ xe" ở sau lo thông báo và đóng cửạ Như đường tàu Yamanote ở trung tâm Đông Kinh gồm 29 ga, cách nhau khoảng hai phút xe, vào giờ cao điểm, cứ hai phút lại có một đoàn tàu, đến và đi thật chính xác.          

Xe điện thường bắt đầu chạy từ 5 hay 6 giờ sáng cho đến 12 giờ đêm hay 1 giờ sáng, chứ không chạy suốt đêm. Khi xe về bến, được quét dọn sạch sẽ để lại chạy vào sáng hôm sau.

Nếu mỗi người đều dùng xe riêng như xe gắn máy hay xe hơi nhà thì nghẹt đường không còn nhúc nhích gì được mà còn ô nhiễm nữạ Trong thành phố, để tránh cản trở sự lưu thông của xe cộ và người đi bộ, đường xe điện được nâng lên cao, có nơi như ga Akihabara (Thu Diệp Nguyên, chợ bán đồ điện nổi tiếng ở Đông Kinh), xe điện chạy trên nóc tòa nhà 3 tầng, người ở nhà hay đi bộ bên dưới nghe ầm ầm.                      

Đường phố Nhật Bản hầu như không có tên, người Nhật quen đi xe điện từ bé, nên đa số không biết dùng công lộ để đi xe hơi riêng hay đi bộ đến sở làm. Khi xe điện đình công, họ vẫn tới ga, rồi đi bộ dọc theo đường rầy tới ga gần sở rồi mới tới sở. 

XE ĐIỆN SIÊU TỐC      

Từ năm 1963, Nhật Bản đã thử nghiệm loại xe điện mới, đó là chiếc "Linear Motor Car" chạy trên đường từ tính dài khoảng 15 km ở tỉnh Yamanashi (ÈRỆỊ, Sơn Lê). Lợi dụng sự đẩy nhau của hai cực đồng tính (xe và đường rầy cùng một cực), khiến không có ma xát, nên vận tốc rất caọ Ngày 14/4/1999, xe thử nghiệm có chở người đã đạt tới vận tốc 552 km/giờ, ngày 19/11/2003 lên 579 km/giờ và ngày 2/12 lên 581 km/giờ, nhanh gấp hai lần máy bay trực thăng. Tuy nhiên cần một thời gian dài thử nghiệm nữa mới có thể đưa vào thực du.ng.             
Xe điện đồng cực từ tính, chở người chạy với tốc độ 581 km/giờ, nhanh gấp hai máy bay trực thăng.                

Ngày 8/12/2002, đường xe điện tư nhân Keio (từ Shinjuku, Tokyo đi về hướng Tây) bắt đầu có toa dành riêng cho phụ nữ. Sở dĩ có việc này vì trong giờ cao điểm, xe điện chật chội, như ép cá mòi, mà nam nữ vào chung toa thì bất tiện quá. Theo thăm dò dư luận có khoảng 60% tán đồng, nhưng những đường tàu khác chưa có dự tính làm như vậy.

Năm 2003, tập đoàn 7 công ty Nhật Bản như Mitsubishi, Toshiba... đã trúng thầu hầu hết công trình xây dựng 345 km đường xe điện tốc hành loại "Shinkansen" cho Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản xuất cảng công nghệ và xe điện "Shinkansen". Ngoài ra, họ cũng có triển vọng sẽ trúng thầu xây cất đường xe điện tương tự nối Bắc Kinh và Thượng Hải cho Trung Quốc.               

Tháng 4/2003, Nhật Bản đã cho chạy thử nghiệm xe "Shinkansen", tốc độ tối đa lên tới 362 km/giờ, nhanh nhất thế giớị Tháng 7/2003, Nhật Bản lần đầu tiên trên thế giới cho chạy thử xe điện ứng dụng nguyên lý phối hợp (hybrid) gọi là "ne@train", phối hợp động cơ dầu cặn (diesel) và bình điện.

Loại xe điện mới này sẽ thải CO2 chỉ bằng 50% loại xe điện chạy dầu cặn thường và tất nhiên khi chạy bằng bình điện thì êm hơn.    

Một số xe điện loại "monorail" chạy trong thành phố những đoạn đường ngắn như đường tàu Yurikamome tức Tokyo Rinkai Shinkotsu (Đông Kinh Lâm Hải Tân Giao Thông) từ ga Shinbashi (Tân Kiều) tới Toyosu (Phong Châu) ở ven vịnh Đông Kinh, nay hoàn toàn tự động, như một chiếc xe "ma" vì không còn có tài xế và lơ mở cửa nữạ                       

Ở Nhật ngày nay hầu hết nay là xe điện nên không gây công hại, chỉ còn có một số ít xe hỏa chạy bằng than đá hay dầu cặn phun khói dầy đặc trong những dịch vụ đặc biệt ở vùng ngoại ô như những dấu tích kỷ niệm thời xa xưa.

ĐỔI TÊN ĐƯỜNG TÀU VÀ GA XE ĐIỆN NGẦM TOKYO     

Xe điện ở Nhật, nhất là Đông Kinh thì chằng chịt vừa nổi vừa chìm. Đối với người ngoại quốc chưa quen thì dễ bị lạc, nhất là với 12 đường xe điện ngầm gồm tổng cộng 273 ga, khó nhớ tên đường và tên ga, không định được hướng và thời gian đi... nên thường phải dùng bản đồ hay vừa đi vừa hỏi.               Để giải quyết khó khăn này, Doanh Đoàn Xe Điện Ngầm và Cục Giao Thông Đông Kinh đã quyết định thay đổi tên các đường tàu và ga xe điện ngầm ở Đông Kinh từ tháng 4/2004. Như đường "Asakusa" thành "A", "Hibuya" thành "H"... Đường "A" có 18 ga thì đánh số "A1-A18".                    

Thí dụ: khi trước nói đi từ ga Asakusa của đường tàu Asakusa đến ga Kamiyacho của đường tàu Hibuya thì đổi ở ga Higashi Ginza, như vậy không hình dung được khoảng cách, thì nay nói là đi từ ga A18 đến A11, đổi tàu đi từ H9 đến H5, gọn và dẽ hiểu hơn (trung bình mỗi ga trong thành phố cách nhau 2-3 phút xe điện).

NGÀNH SẮT THÉP VÀ XI MĂNG       

Một quốc gia kỹ nghệ tất nhiên phải có ngành luyện sắt thép và xi măng phát triển song song để hỗ trợ. Ngoài số lượng khổng lồ sắt thép thông thường, Nhật còn luyện được những loại thép đặc thù bán cho các nước kỹ nghệ khác. Nổi tiếng với các công ty Kobe Steel, Nihon Kokan (NKK), Shin Nihon Seitetsu, Sumitomo Metal...

Cao điểm của ngành sản xuất sắt thép là năm 1973 với gần 120 triệu tấn, xuất cảng khoảng 33,6 triệu tấn. Qua tới 1996 còn khoảng gần 100 triệu tấn, xuất cảng khoảng 25 triệu tấn, trong khi lượng nhập cảng là khoảng 10 triệu tấn. Ngành này cũng nhiều phen gặp khó khăn vì giá thành cao khó bán ở trong nước cũng như ra ngoài, bị đọng hàng trong kho... Vì trang thiết bị rất tốn kém, ngành này không dễ xoay trở bằng cách lập khu chế xuất tại các nước giá công nhân rẻ như các ngành khác. Ngành khai thác mỏ, than đá cũng bị vấn đề giá thành quá cao, nhiều nơi phải đóng cửa.     

Về xi măng, lượng sản xuất tiến đều, năm 1996 đạt mức kỷ lục là 94,49 triệu tấn, nhưng vì cạnh tranh gắt gao, mức lời giảm đị Hầu hết số xi măng sản xuất được dùng cho nhu cầu quốc nội, phía công cộng chiếm 60%, tư nhân chiếm 40%. Các công ty nổi tiếng là Nippon Ciment, Chichibu Onoda, Sumitomo Osaka...  

NGÀNH ĐÓNG TÀU 

Nhật Bản nổi tiếng về ngành đóng tàu. Thập niên 60, họ đã sản xuất ra những chiếc tàu chở dầu khổng lồ lớn nhất thế giới như "Tokyo Maru" (Đông Kinh Hoàn,) trọng tải 150.000 tấn hay "Idemitsu Maru" trọng tải tới 209.000 tấn. Hoàn nghĩa là tròn dùng với ý tàu đi rồi quay trở về an toàn, nay thường dùng sau tên tàu như là tên chung chỉ chiếc tàu. Loại tàu này lớn đến độ đôi khi không có công xưởng nào chứa nổi nên phải đóng tại hai công xưởng khác nhau rồi đem ra biển ráp lại. Tuy nhiên, vị thế bá chủ về đóng tàu của Nhật Bản thập niên 70, 80 đã mất vì giá thành cao, không cạnh tranh nổi với Nam Triều Tiên... Nhiều công ty vận chuyển của Nhật Bản cũng đi đặt đóng tàu tại nước ngoài cho rẻ và đăng ký quốc tịch Panama để khỏi đóng thuế.

Năm 1973, ngành đóng tàu lên cao điểm, xuất cảng tổng cộng 25,83 triệu tấn, rồi sau đó xuống dần. Tới năm 2003, mới phục hồi trở lại, đạt mức xuất cảng 564 chiếc, tổng cộng 26,76 triệu tấn.           

Các công ty đứng đầu ngành là Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries, Ishikawajima- Harima Heavy Industries, Fuji Heavy Industries, Hitachi Zosen, Mitsui Engineering & Shipbuilding, Sumitomo Heavy Industries... với số thương vụ năm 1996 khoảng 8.000 tỷ Yen (66 tỷ MK).

NGÀNH XÂY DỰNG 

Khắp nước Nhật Bản, đâu đâu cũng thấy các công trình xây dựng. Thương vụ chiếm tới 10% Tổng Sản Lượng Quốc Nội. Chúng ta có thể thấy những công trình xây dựng đường xe điện, xe điện ngầm, xe điện cao tốc "Shinkansen" chạy với tốc độ 250-270 km/giờ như một mạng lưới chính khắp nước; các đường hầm nối Bản Đảo với Bắc Hải Đạo (dài nhất thế giới, khoảng 50 km), hay ngang qua vịnh Đông Kinh nối tỉnh Kanagawa với Chiba (công ty Mitsubishi đã chế tạo ra những máy đào đường hầm đường kính tới 14,14 mét; 2 máy đào đường hầm nối biển La Manche (English Channel) giữa Pháp và Anh đều là máy của Nhật); các cầu treo nối Bản Đảo với Tứ Quốc, băng ngang vịnh Đông Kinh. Đặc biệt họ còn xây cất các hệ thống trữ nước và thực phẩm, hệ thống rút nước từ các sông trong thành phố để tránh bị lụt lội... ngầm dưới đất.                  

Vì vấn đề động đất, các tòa nhà lớn tuy không cất cao như ở Hoa Kỳ hay một số nước, nhưng tòa nhà cao nhất là Land Mark ở Yokohama cũng đã lên tới 70 tầng. Quận Shinjuku (Tân Túc) ở Đông Kinh có một khu tập trung khoảng 20 tòa nhà từ 40 đến 55 tầng. Để cất loại nhà này, họ phải nghiên cứu kỹ các biện pháp phòng động đất như: tòa nhà dựa trên hệ thống bi và lò xo, được giằng với bốn cột chính bằng lò xo, dùng máy điện toán để khi có động đất sẽ tức thời tạo ra phản lực... nhằm giảm sức chấn đô.ng. Ước tính nếu gặp chấn động 7 thì tòa nhà chỉ bị tác dụng chấn động từ 3,5 đến 4 mà thôi.
 
NGÀNH NĂNG LƯỢNG    

    Đất Nhật Bản chật hẹp, nên tuy nhiều núi non, nhưng không có sông và hồ lớn, tài nguyên cũng rất ít, nên nguồn năng lượng chủ yếu là nhập từ bên ngoài, chiếm đến 94% nhu cầụ Như dầu thô khai thác chỉ có 870.000 kl, trong khi nhập đến 270.848.000 kl chiếm 99,7% nhu cầu, đa số là từ Trung Đông (năm 1997, chiếm 67% lượng dầu nhập cảng), hơi đốt 97%...

    Thập niên 90, Nhật Bản đã nhập cảng tới 90% dầu thô của Việt Nam khai thác được, chiếm 1,9% lượng nhập dầu cảng và làm cán cân mậu dịch thặng dư về phía Việt Nam.

    Than đá thì có một số mỏ nhỏ, nhưng giá khai thác quá đắt nên chỉ khai thác tại một số nơi có lờị Tới năm 2003, mỏ than Thái Bình Dương là mỏ than cuối cùng ở Nhật đóng cửạ Tóm lại là lượng khai thác giảm liên tục và nhập cảng tăng liên tục. Kết quả là năm 1996, chỉ khai thác được khoảng 6,317 triệu tấn trong khi đó nhập cảng khoảng 124,170 triệu tấn.           

Tuy vậy, sản lượng mọi ngành có thể trồi sụt, nhưng riêng năng lượng thì theo với đà văn minh vật chất, tiện nghi gia tăng, nên nhu cầu năng lượng cũng gia tăng không ngừng. Năm 1996, đạt mức kỷ lục khoảng 6.000.000 tỷ kcla (mỗi năm tăng 4 đến 8%). Trong đó, ước lượng: dầu lửa 57,4%, than đá 15% và nguyên tử 11,3% (có khoảng 50 lò, chiếm 31,6% nguồn điện), hơi đốt 10,8%... Như thế không có nghĩa các công ty năng lượng gia tăng mức lờị Tình hình kinh tế khó khăn, họ cũng phải giảm mức lời liên tục. Như giá xăng từ 140 Yen/1 lít xuống còn từ 90 đến 100 Yen/1 lít, nhiều cây xăng phải khai thác thêm các dịch vụ buôn bán phụ, một số phải đóng cửa.

NGÀNH HÀNG KHÔNG - KHÔNG GIAN   
 
Về hàng không, Nhật Bản có một số nghiên cứu nhưng hầu như chỉ chế tạo một số máy bay hành khách loại nhỏ YS hai động cơ cánh quạt chở khách, được vài chục người và dùng cho tới cuối thập niên 90. Về hàng không, Nhật Bản có khá nhiều nghiên cứu nhưng hầu như chỉ chế tạo một số máy bay phản lực chiến đấu loại yểm trợ F-1, F-2 hay vận tải cỡ trung và máy bay hành khách loại nhỏ YS-11 hai động cơ cánh quạt chở khách (tương tự DC-3, DC-4 của Hoa Kỳ), được vài chục người và dùng cho tới cuối thập niên 90 hay máy bay cá nhân (taxi), nhưng khá thành công về loại máy bay nhỏ nhẹ chỉ dùng nhân lực.

Ngành này do các công ty kỹ nghệ nặng như Mitsubishi Jukogyo (Tam Ấu Trọng Công Nghiệp), Kawasaki Jukogyo (Xuyên Kỳ Trọng Công Nghiệp), Fuji Jukogyo (Phú Sĩ Trọng Công Nghiệp), Showa Hikoki (Chiêu Hòa Phi Hành Cơ), Sumitomo Seimitsu Kogyo (Trú Hữu Tinh Mật Công Nghiệp)... đảm nhận. Hầu hết máy bay dân sự loại lớn mua của Hoa Kỳ hoặc một số ít của Âu Châu, còn máy bay quân sự đều mua của Hoa Kỳ.

Về không gian, năm 1955, Nhật Bản bắt đầu thí nghiệm hỏa tiễn loại nhỏ, bắn ngang tại Đại Học Todai (Đông Kinh Đại Học) coi như khởi đầu của ngành không gian. Sau đó dời cơ sở nghiên cứu tới tỉnh Akita (Thu Điền) và cuối cùng là Trung Tâm Vũ Trụ Tanegashima (Chủng Tử Đảo Vũ Trụ Center) ở tỉnh Kagoshima (Lộc Nhi Đảo) ở phía cực nam.      

Năm 1969, chính thức lập Tài Đoàn Khai Phát Vũ Trụ (Uchu Kaihatsu Jigyodan) viết tắt là NASDA.                       

Năm 1970, bắt đầu phóng vệ tinh nhân tạo "Osumi", trở thành quốc gia thứ 4 tự lực phóng vệ tinh. 

Năm 1994, hoàn toàn tự lực chế tạo và phóng thành công hỏa tiễn cỡ lớn H-II, tương đương với Soyuz của Nga hay Arian IV của Âu Châu. Nhưng sau 2 lần phóng thất bại đã phải ngưng.       

Năm 2001, khai phát loại cải tiến mang tên H-IIA.           

Nhật Bản đã chế tạo và phóng nhiều vệ tinh như vệ tinh khí tượng, vệ tinh quan sát địa cầu, vệ tinh thông tín phát sóng - thí nghiệm, vệ tinh thăm dò mặt trăng và hoặc tinh, vệ tinh quan sát không gian quanh địa cầu, vệ tinh quan sát thiên văn, vệ tinh thám sát quân sự...       

Nhật Bản là một trong 16 quốc gia tham dự chương trình thiếp lập Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS = International Space Station) trị giá khoảng 100 tỷ Mỹ Kim, có người làm việc, rộng 108 mét, dài 73 mét, cao 45 mét, nặng 450 tấn bay trên cao độ 400 km. Trạm bắt đầu được ráp từ năm 1998 và có người làm việc từ năm 2000. Phần của Nhật là một đơn vị (module) mang tên "Kỳ Vọng" (Kibo), dài 11,2 mét, đường kính 4,4 mét có 10 phòng thí nghiệm, nhờ phi thuyền con thoi của Hoa Kỳ đưa lên vào khoảng năm 2005.

Cho tới năm 2003, đã có nhiều phi hành gia nam nữ của Nhật lên không gian, nhưng đều đi nhờ phi thuyền của Hoa Kỳ chứ chưa có chương trình tự đưa người lên không gian. Nhật Bản cũng đã thí nghiệm phi thuyền con thoi loại nhỏ nhưng không thành công. Ngày 1/10/2003, có lẽ nhận ra sự tiến triển chậm chạp của ngành này, nên để đẩy mạnh, Nhật Bản đã quyết định kết hợp ba cơ quan liên hệ thành Cơ Quan Khai Phát Nghiên Cứu Hàng  Không - Không Gian (Uchu Koku Kenkyu Kaihatsu Kiko) viết tắt theo tiếng Anh là JAXA (Japan Aerospace Exploration Agency).  Như có sự cạnh tranh ngấm ngầm trước đà tiến mạnh của Trung Quốc, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Nhật Bản đang có dự định khai phát loại hỏa tiễn mạnh hơn nữa, với mục tiêu đưa người lên mặt trăng. Chinh phục không gian thì bao la quá, và tuy rằng Hoa Kỳ đã bỏ xa chương trình thám hiểm mặt trăng, nhưng đối với người Á Đông, mặt trăng mang ý nghĩa đặc biệt trong tâm hồn. Có thể coi mục tiêu gần, đổ bộ lên mặt trăng là chinh phục mặt trăng và là dấu ấn chinh phục không gian. Trong tương lai sắp tới, để xem Nhật Bản và Trung Quốc, nước nào sẽ đưa người lên mặt trăng trước.                       

Trước mắt, sự nghiệp không gian của Nhật Bản cũng còn nhiều khó khăn vì nhiều thất bại liên tiếp. Ngày 29/11/2003, Nhật Bản lại vừa thất bại trong việc phóng vệ tinh khi không thể tách rời hỏa tiễn nhiên liệu đặc ra khỏi hỏa tiễn chính H-IIA thứ 6. Ngày 9/12/2003, vệ tinh "Nozomi" đã không hồi phục được thông tin nên đã phải quyết đỉnh hủy bỏ việc đưa vào qũy đạo thám hiểm hỏa tinh. 

VẤN ĐỀ MÔI SINH   

     Kỹ nghệ phát triển làm thăng hoa con người, nhưng cũng có mặt trái nhiều hệ lụy, nếu không khéo sử dụng, chúng ta phải trả giá rất đắt. Nhật Bản cũng đã trải qua nhiều kinh nghiệm đắng cay như vụ nhiễm chất độc methyl thủy ngân (Hg-(CH3)2) ở thành phố ven biển Minamata (Thủy Chạc) tỉnh Kumamoto (Năng Bản, ở cực nam Nhật Bản) năm 1953 và sông Agano (A Hạ Dã) tỉnh Niigata (Tân Tích) năm 1964, làm cả trăm người chết và hàng trăm người bị tê liệt từ đời này sang đời nọ. Các chất CO, CO2, NOx, dioxin (C12H4Cl4O2)... thải ra quá nhiều, làm ô nhiễm môi sinh, phá hủy tầng khí ozone (O3), làm trái đất nóng lên, băng tuyết ở Bắc và Nam cực bị tan, gây xáo trộn thời tiết, bão lụt...     

     Ngày 30/9/1999 mới đây, là vụ tai nạn "lâm giới" (rinkai) nguyên tử trong cơ sở của công ty gia công nhiên liệu nguyên tử JCO ở làng Tokai (Đông Hải), tỉnh Ibaraki (Tỳ Thành), khiến cả nước Nhật rúng đô.ng. Tai nạn này làm thoát phóng xạ ra ngoài, khiến 3 nhân viên đang làm việc bị nhiễm phóng xạ nặng sau đó mấy tháng thì chết, 400 người khác cũng bị nhiễm phóng xạ và 310.000 người trong phạm vi đường kính 10 km bị đặt trong tình trạng lánh nạn tại nhà. Tháng 10/2000, toà án đã truy tố 6 nhân viên lãnh đạo công ty JCO về tội bất cẩn gây tử thương.    

     * Lâm giới (rinkai, nghĩa là tới sát giới hạn) là hiện tượng xảy ra khi để một số lượng uranium hay plotium đậm đặc gần nhau, vượt một giới hạn nào đó thì sinh ra phản ứng. Như độ đậm đặc là 16 đến 20% thì giới hạn là 2,4 kg, độ đậm đặc là 5% thì giới hạn là 16 kg. Khi vượt trên giới hạn đó, sẽ tự động sinh phản ứng, trung tính tử (neutron) bị bắn ra sẽ phá vỡ các nguyên tử bên cạnh, làm bắn ra các trung tính tử khác, các trung tính tử này lại phá vỡ những nguyên tử còn lại, cứ dây chuyền như vậy gọi là phản ứng phân liệt. Đây là phản ứng vẫn xảy ra trong các lò nguyên tử và là giai đoạn ngay trước khi gây ra sự nổ nguyên tử toàn diện nên gọi là "lâm giới". Hoa Kỳ sau khi ký hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí nguyên tử, thỉnh thoảng vẫn thử nghiệm tới giai đoạn này.

VẤN ĐỀ AN TOÀN CỦA LÒ NGUYÊN TỬ CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC CHE DẤU KHUYẾT ĐIỂM...              

     Ngày 29/8/2002, Viện Bảo An - An Toàn Nguyên Tử Lực thuộc Bộ Kỹ Nghệ - Kinh Tế loan tin công ty Điện Lực Tokyo, hàng đầu Nhật Bản, đã sửa chữa báo cáo kiểm tra các lò nguyên tử ở Fukushima và Kashiwazaki trong thập niên 80, 90.   

Theo một thư tố giác có minh danh của một người ở trong cuộc gởi tới Bộ Kỹ Nghệ - Kinh Tế 2 năm trước, công ty Điện Lực Tokyo đã khai gian 29 chỗ. Cho đến nay, vẫn còn 11 chỗ bị trục trặc ở 8 trong số 13 lò nguyên tử mà chưa sửa chữa, tuy  nhiên những trục trặc không đáng lo ngại.                   

Vấn đề lò nguyên tử vốn là một vấn đề rất dễ gây mẫn cảm đối với dư luận. Lò nguyên tử ở Nhật tương đối an toàn, nhưng cũng đã từng bị nhiều trục trặc và đã có 2 người chết vì bất cẩn khi xử lý các chất phóng xa.. Cũng chính vì dư luận quá mẫn cảm, đã có nhiều vụ báo cáo sai lạc, che dấu các trục trặc vì sợ dư luận lo ngạị Nay thêm sự kiện này, càng làm mất lòng tin của dư luận trong việc dùng lò nguyên tử. Trước sự kiện này, ngày 30/8, cả Giám Đốc Minami, Phó Giám Đốc và Chủ Tịch cùng hai nhân vật đứng đầu khác đều từ chức, kể cả các chức vụ trong các tổ chức kinh tế của Nhật như Keidanren (Kinh Đoàn Liên).                    

Ngày 1/9, các cơ quan liên hệ đã mở cuộc điều tra tại chỗ trong 3 ngày xem còn lỗi lầm nào khác không. Ban điều tra phát hiện có chỗ thoát phóng xạ cao 1,7 bình thường nên chưa đến nỗi gây nguy hạị Khi lò nguyên tử vận hành rồi, các chuyên gia liên hệ vẫn cố gắng tìm kiếm các thiết bị tốt hơn, tức chưa có thiết bị bảo đảm mà đã vận hành. Các công ty Chubu Denryoku và Tohoku Denryoku cũng có những dấu diếm tương tự.      

Một trong những công ty điện lực lớn nhất là Tokyo Denryoku (Đông Kinh Điện Lực), có tất cả 16 lò nguyên tử trên toàn quốc đã phải lần lượt tạm ngưng hoạt động vì trục trặc. Tháng 4/2003, lò thứ 16 cuối cùng cũng đã phải tạm ngưng, việc cung cấp điện trong mùa hè có lẽ sẽ bị thiếu hụt trầm tro.ng. Điều này một lần nữa cho thấy nguyên tử năng chưa thực sự an toàn. Các công ty điện đã phải cố gắng gấp rút chỉnh bị và xin phép hoạt động lại một phần để có thể cung cấp đủ điện vào mùa hè này.

Các công ty điện đã phải kêu gọi dân chúng tiết kiệm điện như giảm bớt máy lạnh và các công sở cố gắng làm gương. Ban đêm, tháp Tokyo thay vì bật nhiều đèn sáng rực cho nổi bật thì tạm thời tắt bớt đèn... Ngày 28/6/2003, nhật báo Yomiuri đăng trên trang nhất một tấm hình khá độc đáọ Đó là cảnh văn phòng Tòa Đô Sảnh buổi trưa trong giờ nghỉ, đèn tắt hết để tiết kiện điện, chỉ có một nhân viên làm việc nên đã dùng duy nhất một cái đèn bàn, thay vì bật tất cả đèn trần thì sẽ sinh thiếu hụt điện.

Đường dây điện từ tỉnh Niigata ở bờ biển phía Tây về Đông Kinh, dài khoảng 240 km, giăng trên các trụ cao tới 130 mét băng ngang vùng rừng núi cao tới 2.000 mét, có khả năng chuyển tải điện lưu tới 1 triệu volt, được coi là đường dây tải điện thuộc hàng lớn nhất thế giới.           

Nói chung, ngành nguyên tử năng của Nhật khá an toàn. Cho tới năm 2003, tuy cũng nhiều trục trặc, nhưng mới chỉ bị các tai nạn nhỏ. Việc cung cấp điện rất ổn định, trung bình 1 năm chỉ bị cúp điện 6 phút, so với Hoa Kỳ là 84 phút (gấp 14 lần). 

 

 

 
Tin tức
NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MUA SẮM NHẬT BẢN
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ NHẬT BẢN
GIỚI THIỆU TỈNH MIE
THÀNH PHỐ KOBE
THÀNH PHỐ NARA
Tư vấn
 Những Luật Lệ Ngầm Trong Giao Tiếp Hàng Ngày Ở Nhật
 Một vài kinh nghiệm khi đi du lịch Nhật Bản
 Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đến Nhật
 Hướng Dẫn làm thủ tục Hồ sơ xin VISA đi Nhật.
 Hướng Dẫn mua vé JR pass cho khách du lịch đến Nhật
 Đồ không được mang vào Nhật
 Những tập tục cần biết khi du khách đến Nhật Bản
LIÊN KẾT